Tinh trùng và trứng là hai yếu tố vô cùng quan trọng, cần cho việc thụ thai. Nếu một trong hai yếu tố gặp vấn đề, sự thụ thai và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy liệu tinh trùng yếu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết của GOTOSAN TW3 dưới đây.
1. Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng được sản xuất từ các ống sinh tinh, nằm trong tinh hoàn. Sự sản xuất tinh trùng kéo dài gần như trong suốt cuộc đời của một người đàn ông. Ở ngoài cơ thể người, tinh trùng chỉ tồn tại được trong vòng 30 đến 60 phút. Sau khi được phóng thích vào âm đạo của người phụ nữ, vì môi trường axit ở đây nên chỉ số ít tinh trùng khỏe mạnh mới sống sót được để di chuyển vào buồng tử cung và tiến hành thụ tinh với noãn.
Tinh trùng khỏe mạnh:
- Mật độ tinh trùng: Trùng bình có khoảng 72.000 tinh trùng/1 phút được tạo ra và hơn 100 triệu con trong một ngày
- Lượng tinh dịch được phóng ra: khoảng 2-5 ml, trong đó chứa 60-80 triệu tinh trùng/ml
- Khả năng di động của tinh trùng: trên 75%, trên 25% di động nhanh
- Hình dạng, cấu trúc tinh trùng bình thường: trên 30%, trong tinh dịch không có hồng cầu và bạch cầu chiếm ít hơn 1 triệu/ml.
Tinh trùng yếu là tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng:
- Tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn 75%, tức là tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%
- Tinh trùng di động thấy được chiếm ít hơn 50% và di động nhanh chiếm ít hơn 25%.
- Lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh ít hơn 2ml và số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu con

2. Nguyên nhân khiến tinh trùng yếu
Tinh trùng của nam giới yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến tinh trùng yếu:
- Do thói quen sinh hoạt: tắm nước quá nóng, mặc quần quá chật, đặt laptop lên đùi liên tục khi làm việc làm tinh hoàn nóng lên…
- Thường xuyên thức khuya, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất gây nghiện.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, tia xạ, kim loại nặng trong thời gian dài.
- Các bệnh lý của cơ quan sinh sản nam giới như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ, ống vận chuyển tinh trùng bị lỗi do phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus làm teo hoặc hoại tử tinh hoàn khiến tinh trùng yếu.
- Các bệnh lý toàn thân như đau dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường… đòi hỏi điều trị thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể dẫn tới bệnh tinh trùng yếu.
- Mất cân bằng nội tiết, giảm hóc môn nam giới.
- Một số rối loạn di truyền.
3. Biểu hiện của tinh trùng yếu
Đa số cánh mày râu vẫn nghĩ rằng cơ thể sinh hoạt bình thường, quan hệ tình dục tốt nghĩ là tinh trùng khỏe. Tuy nhiên, tinh trùng yếu lại có những biểu hiện riêng mà đôi khi ta không mấy lưu tâm:
- Tinh dịch ít, loãng
- Tinh dịch không hóa lỏng sau khi xuất tinh ra ngoài khoảng từ 15 – 30 phút
- Tinh dịch có màu đục và vón cục
- Tinh dịch màu vàng xanh hoặc màu xanh
- Tinh dịch có màu nâu hoặc nâu đen

4. Tinh trùng yếu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Ở người bệnh có tình trạng tinh trùng yếu, lượng tinh trùng sinh ra và mất đi sau 75 ngày trưởng thành, ảnh hưởng đến sinh sản ở nam giới và gây bệnh hiếm muộn. Tuy nhiên, không phải cánh mày râu mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Họ vẫn có cơ hội thụ thai nhưng tỷ lệ thành công ít hơn người khỏe mạnh bình thường.
Theo nghiên cứu khoa học, nam giới tinh trùng yếu khiến chất lượng phôi thai cũng như thai nhi không được đảm bảo. Sau khi thụ tinh, tinh trùng yếu sẽ khiến thai nhi ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Nguy cơ thai lưu, sảy thai cao
- Thai nhi có thể gặp những bất thường về yếu tố di truyền. Thậm chí, trẻ có thể mang nhiễm sắc thể bất thường khi người cha có tinh trùng yếu
- Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, ốm đau nhiều, vàng da, còi xương,….

5. Chẩn đoán tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai và khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, cánh mày râu cần đi thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở có chuyên khoa phù hợp.
Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng qua bộ phận sinh dục và hỏi đáp với người bệnh một số câu hỏi liên quan đến tần suất quan hệ tình dục, tiền sử bệnh lý.
Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác như sau:
- Thực hiện phân tích gen
- Siêu âm tinh hoàn
- Thực hiện sinh thiết tinh hoàn
- Siêu âm tuyến tiền liệt
- Định lượng hormone tuyến yên và hormone ở nam giới
- Xét nghiệm nước tiểu
Từ kết quả thăm khám tổng thể cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về mức độ và tình trạng bệnh cụ thể.
6. Biện pháp nâng cao chất lượng tinh trùng
- Đảm bảo ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng , thực hiện kiêng khem đúng cách giúp việc chữa bệnh hiệu quả hơn
- Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc đồ quá chật, đặc biệt là quần lót ở nam giới
- Không để laptop trên đùi hoặc để điện thoại trong túi quần thường xuyên
- Tắm nước có nhiệt độ vừa phải, không để nước quá nóng hoặc quá lạnh
- Luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng, sức mạnh và sức bền ở nam giới
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về sinh lý, nam giới cần đi khám tại các chuyên khoa ngay
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc giữa chừng
Ngoài tuân thủ các lưu ý trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm GOTOSAN TW3. GOTOSAN TW3 được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 – đơn vị uy tín với hơn 60 năm kinh nghiệm trong ngành dược phẩm nói chung và chăm sóc bảo vệ sức khỏe người Việt nói riêng.
GOTOSAN TW3 được phân phối độc quyền bởi Công dược phẩm GOTO Việt Nam – đơn vị vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng do Hiệp hội TPCN Việt Nam trao tặng năm 2017.
GOTOSAN TW3 có các thành phần thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, giúp bổ sung các dưỡng chất cho nam giới trước khi thụ thai, cân bằng nội tiết tố Testosterone. Sản phẩm lành tính và không gây tác dụng phụ, dùng được cho cả phụ nữ thực hiện IUI, IVF đang mong con.
XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM: TẠI ĐÂY